Những năm gần đây, khi nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường cũng đồng nghĩa với việc các loại thực phẩm sản xuất, chế biến nhập vào Việt Nam ngày càng đa dạng chủng loại. Và an toàn vệ sinh thực phẩm trở thành một trong những mối lo ngại cho tất cả mọi người bởi những diễn biến phức tạp của nó. Với ngành giáo dục, bên cạnh việc nâng cao chất lượng dạy học thì công tác này đảm bảo cũng như thực hiện báo cáo vệ sinh an toàn thực phẩm trường tiểu học cũng hết sức được coi trọng và quan tâm.

BÁO CÁO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ NHỮNG KHÁI NIỆM CẦN BIẾT
VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM LÀ GÌ?
Thực phẩm được hiểu là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo duy trì sức khỏe cũng như cung cấp năng lượng cho tất cả mọi hoạt động sống hằng ngày.
Vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả các điều kiện, biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo sự an toàn và phù hợp của thực phẩm từ khâu chuẩn bị, chế biến đến bảo quản và phân phối. Quá trình này tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn nhất định nhằm mang đến thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng.
Trong trường tiểu học, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đòi hỏi sự tham gia của nhiều mối liên quan như cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, quá trình vận chuyển và cả chính bản thân các em học sinh lẫn sự giám sát của giáo viên, người hướng dẫn.
CÁC TÁC NHÂN GÂY NHIỄM NÊN THỰC PHẨM BẨN
Thực phẩm bẩn ngày nay tồn tại xung quanh chúng ta dưới rất nhiều hình thức. Bằng những tác nhân tác động dưới đây, hành vi cẩu thả, thiếu trách nhiệm trong vệ sinh thực phẩm ngày càng phát triển và khó lường hơn bao giờ hết:
- Bùng nổ dân số: Việc dân số tăng nhanh dẫn đến thực trạng khan hiếm các tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nguồn nước. Bên cạnh đó, điều này cũng thúc đẩy các dịch vụ ăn uống lề đường tăng cao khiến việc kiểm soát an toàn thực phẩm khó quản lý hơn.
- Ô nhiễm môi trường: Mức độ bị ô nhiễm tăng lên đồng nghĩa với việc ảnh hưởng đến vật nuôi và cây trồng, khiến cho sự tồn đọng các chất độc hại trong cơ thể chúng tăng cao, tạo nguy cơ dẫn đến loạt vụ ngộ độc.
- Khoa học và công nghệ phát triển: việc ứng dụng các thành tựu khoa học vào nông nghiệp và quá trình chế biến, bảo quản cũng như xử lý khiến các hóa chất, chất độc hại chứa trong thực phẩm sống ngày một nhiều, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe lâu dài của người dùng.

NGUYÊN NHÂN GÂY RA THỰC PHẨM BẨN
Bên cạnh những tác nhân trên, có rất nhiều nguyên nhân chính dẫn đến thực phẩm bẩn hiện nay:
- Quá trình chế biến không đảm bảo vệ sinh và đúng cách: Đây được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất. Trong quá trình sơ chế nguyên liệu, việc sử dụng các dụng cụ kém vệ sinh, nguồn nước nhiễm bẩn hay các chất phụ gia không đúng quy định,… cũng là lý do khiến thực phẩm trở nên mất an toàn.
- Quá trình bảo quản và sử dụng: Vật chứa thức ăn không được vệ sinh sạch sẽ, thức ăn ôi thiu, để bụi bẩn hay bảo quản không đúng nhiệt độ cũng là nguyên nhân khiến thực phẩm bị nhiễm bẩn.
VÌ SAO PHẢI THỰC HIỆN BÁO CÁO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRƯỜNG TIỂU HỌC?
Việc báo cáo vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường tiểu học là điều bắt buộc bởi nó phản ánh lên chất lượng cũng như độ tin cậy của nhà trường không chỉ trong việc giáo dục, dạy học mà còn là cả về sức khỏe. Những quy định cũng như tác hại dưới đây sẽ giải thích lý do vì sao báo cáo trên là cần thiết.
QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC
Theo Điều 6 trong Thông tư Liên tịch số 13/2016/TTLB – BYT – BGDĐT ban hành quy định về bảo đảm các điều kiện an toàn về thực phẩm như:
- Trường học có bếp ăn nội trú hoặc bán trú buộc phải đảm bảo mọi điều kiện cơ sở vật chất về an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, khu vực ăn uống, căn tin, bếp ăn phải đảm bảo vệ sinh tương tự các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống khác. Người làm việc tại bếp ăn cần đảm bảo yêu cầu về sức khỏe khi tham gia chế biến.

- Trường học không có bếp ăn nội trú, bán trú khi ký hợp đồng với các cơ sở cung cấp thức ăn cho học sinh phải có giấy chức nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Ngoài ra, căn tin nhà trường cũng cần đảm bảo yêu cầu theo Điểm B Khoản 1 Điều này.
TÁC HẠI NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
Ngoài những quy định trên thì tác hại của ngộ độc thực phẩm cũng là lý do thúc đẩy việc báo cáo được thực hiện đều đặn và khắt khe nhằm giúp Nhà nước dễ dàng quản lý và nắm bắt tình hình
- Nhiễm độc tiềm ẩn: Các thực phẩm chứa hóa chất độc hại có thể gây các bệnh cấp tính, bán cấp tính, mãn tính hoặc các triệu chứng rối loạn chứng năng như rối loạn tiêu hóa dẫn đến nôn, đau bụng, đi ngoài, rối loạn thần kinh gây đau đầu, chóng mặt, mệt lả,… Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình học tập cũng như tinh thần của các em trong thời gian ngồi trên ghế nhà trường.
BIỆN PHÁP PHÒNG NHIỄM BẨN THỰC PHẨM
Để đảm bảo sức khỏe, nhà trường, phụ huynh và các em học sinh cần tuân thủ một vài nguyên tắc sau:
- Giữ vệ sinh khu vực ăn uống và chế biến
- Ăn ngay sau khi thức ăn vừa được nấu chín hoặc được chuẩn bị xong
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn thức ăn
- Sử dụng nguồn nước sạch
- Hạn chế các thực phẩm, đồ ăn lề đường không rõ nguồn gốc
Việc thực hiện báo cáo vệ sinh an toàn thực phẩm trường tiểu học có thể được xem là một trong những biện pháp tối ưu giúp quản lý và giải quyết những vấn đề về thực phẩm bẩn. Ngoài ra, vẫn cần có sự đồng lòng thực hiện không chỉ nhà trường, học sinh mà còn là của đơn vị sản xuất nhằm mang đến môi trường tốt nhất cho thế hệ tương lai.