Khái niệm về điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn là một điểm cho doanh nghiệp biết được tại thời điểm nào thì khoản đầu tư bắt đầu sẽ đem đến lợi nhuận dương. Nó có thể được thể hiện bằng cách hình vẽ hay phép tính đơn giản, khi đó sự phân tích điểm hòa vốn sẽ giúp doanh nghiệp xác định được quy mô sản xuất với mức giá bán nhất định và đủ trang trải những chi phí phát sinh khác. Bạn có thể hiểu theo cách khác, điểm hòa vốn là mức hoạt động mà doanh thu của doanh nghiệp bằng chi phí và lợi nhuận lúc này bằng 0
Ý nghĩa của điểm hòa vốn trong kinh doanh
Phân tích điểm hòa vốn là một nội dung quan trọng trong đó phân tích mối liên hệ giữa chi phí- lợi nhuận và sản lượng.Quá trình này cung cấp cho nhà quản trị cách nhìn toàn diện về quá trình điều hành doanh nghiệp. Việc này chỉ rõ:
- Sản xuất sản lượng và doanh thu ở mức nào thì đạt được điểm hòa vốn
- Phạm vi lời và lỗ mà doanh nghiệp nhìn thấy
- Phạm vi đảm bảo an toàn về doanh thu để đạt được mức lợi nhuận mong muốn. Việc phân tích điểm hòa vốn còn giúp cho nhà đầu tư chủ động và tích cực xác định độc sản lượng và doanh thu bằng bao nhiêu thì hòa vốn. Từ đó biết được vùng lãi lỗ của dự án và đưa ra các biện pháp đối phó hiệu quả.
Công thức tính điểm hòa vốn của dự án
Công thức tính điểm hòa vốn của dự án được chia ra là hai loại đó là
Công thức tính điểm hòa vốn của dự án trong trường chỉ có một loại sản phẩm
Công thức tính như sau:pháp phương trình (đồ thị):
- Doanh thu hòa vốn được xác định là doanh thu ở mức sản lượng hòa vốn:
- Doanh thu = Biến phí + Định phí + Lợi nhuận Tại điểm hoà vốn thì : Lợi nhuận = 0
- Doanh thu = Biến phí + Định phí ⇒ Qhv * p = v * Qhv + F ⇒ Qhv = F/ (p – v)
- Sản lượng hoà vốn = Tổng định phí / (Đơn giá bán – Biến phí đơn vị) Doanh thu hoà vốn = Sản lượng hoà vốn x Đơn giá bán
Ngoài phương pháp phương trình đồ thị thì còn có cách tính qua số dư đảm phí: Đây là phương pháp dựa trên quan điểm cứ một sản phẩm tiêu thụ sẽ cung cấp một số dư số đảm (p-v) để trang trải. Do đó khi chúng ta biết được định phí và số dư đảm phí của đơn vị sản phẩm thì:
- Sản lượng hoà vốn = Tổng định phí / Số dư đảm phí đơn vị
- Qhv = F / Số dư đảm phí đơn vị Và biết được tỷ lệ số dư đảm phí thì:
- Doanh thu hoà vốn = Tổng định phí / Tỷ lệ số dư đảm phí
Công thức tính điểm hòa vốn trong kinh doanh nhiều mặt hàng
Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng thì mỗi mặt hàng có giá thành khác nhau. Vì vậy mà việc xác định điểm hòa vốn trong trường hợp này chỉ mang tính tương đối. Các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Tiến hành xác định tỷ lệ kết cấu của mặt hàng tiêu thụ tỷ lệ của mặt hàng là i = (Doanh thu của từng mặt hàng i / Tổng doanh thu) x 100%
Bước 2: Tiến hành xác định tỷ ệ số dư đảm phí bình uân của mặt hàng i
Trong đó: Tỷ lệ SDĐP bình quân = Tỷ lệ SDĐP i x Tỷ lệ kết cấu mặt hàng i
Bước 3: Tiến hành xác định doanh thu hòa vốn theo công thức:
Doanh thu hoà vốn = Tổng định phí / Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân
Bước 4: Xác định doanh thu hòa vốn và sản lượng hòa vốn của từng mặt hàng theo công thức:
DTHV(i) = DTHV x Tỷ lệ kết cấu từng mặt hàng i Qhv(i) = DTHV(i) / Pi
Xác định doanh thu an toàn và điểm
Xác định doanh thu an toàn điểm hòa vốn: Đây là điểm chênh lệch giữa doanh thu thực hiện và doanh thu hoà vốn. Chỉ tiêu của doanh thu an toàn sẽ xác định theo số lượng tuyệt đối và tương đối. Trong đó được tính theo: Mức doanh thu an toàn = Mức doanh thu thực hiện được.Trong đó i = Mức doanh thu thực hiện được mặt hàng i được tính như sau:
“Tỷ lệ doanh thu an toàn = Mức doanh thu an toàn / Mức doanh thu thực hiện được”
Thời gian hòa vốn: là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hòa vốn trong thời kỳ kinh doanh. Cách xác định này cũng xác định cho nhà quản lý biết được khi nào doanh nghiệp sẽ đạt được điểm hòa vốn. Từ đó mà nhà quản lý đưa ra các biện pháp các chiến lược bán hàng cụ thể để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ nhằm rút ngắn thời gian hòa vốn.
Công thức tính thời gian hòa vốn = Doanh thu hoà vốn / Doanh thu bình quân một ngày. Trong đó:
“Doanh thu bình quân một ngày = Doanh thu trong kỳ / Số ngày trong kỳ”
- p- đơn giá bán
- F :Tổng định phí
- Qhv-số lượng sản phẩm hoà vốn
- v :Biến phí đơn vị
Những ưu điểm và nhược điểm của việc phân tích điểm hòa vốn
Ưu điểm
- Việc phân tích điểm hòa vốn nhằm đánh giá lợi nhuận và chi phí của một dự án mà doanh nghiệp chuẩn bị triển khai.
- Được sử dụng trong việc lựa chọn các phương án sản xuất và đầu tư
- Phân tích những rủi ro trong một dự án đầu tư.
Những hạn chế còn tồn tại
Tuy mang lại rất nhiều lợi ích nhưng phương pháp tính điểm hòa vốn cũng tồn tại một số hạn chế như:
- Biến thiên của chi phí cũng như thu nhập phải là tuyến tính
- Các kết cấu của chi phí rất phức tạp và nhiều khoản mục không thể phân chia một cách chính xác và cụ thể thành định phí và biến phí. Do đó mà gặp nhiều khó khăn trong quá trình phân tích điểm hòa vốn và kết cấu chi phí phức tạp cho nên việc phân chia chỉ là tương đối.
- Trên thực tế ta thấy rằng có rất ít doanh nghiệp sản xuất một sản phẩm mà sản xuất nhiều sản phẩm. Do vậy khi phân tích phải quy đổi các sản phẩm khác nhau thành một loại sản phẩm duy nhất và việc này thì gặp rất nhiều khó khăn và chỉ mang tính chất tương đối.
Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho các bạn các công thức tính điểm hòa vốn của dự án. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp có ích cho bạn.