Ngày nay, nhu cầu về thực phẩm sạch của người tiêu dùng ngày càng tăng cao. Bởi trên các diễn đàn, phương tiện truyền thông liên tục xuất hiện hình ảnh đồ ăn, thức uống kém chất lượng dẫn đến những lo lắng, e ngại sâu sắc cho người nội trợ. Và nhằm đảm bảo những bữa ăn ngon, an toàn cũng như phù hợp với sức khỏe, làm thế nào để tránh các loại thực phẩm bẩn? Có bao nhiêu hình thức xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn? Theo dõi bài viết sau để có câu trả lời cho chính mình nhé.
CÓ BAO NHIÊU HÌNH THỨC XỬ LÝ THỰC PHẨM KHÔNG BẢO ĐẢM AN TOÀN?
THỰC PHẨM KHÔNG ĐẢM BẢO AN TOÀN LÀ GÌ?
Đầu tiên, chúng ta cần phải hiểu rõ thực phẩm không an toàn là gì. Điều này sẽ giúp bản thân và những người xung quanh ta hiểu cũng như có biện pháp phòng tránh, xử lý tốt hơn khi gặp các loại đồ ăn, thức uống nguy hại trên. Một thực phẩm được gọi là không an toàn khi bản thân nó chứa các tác nhân gây hại cho sức khỏe của người sử dụng được bộ Y tế khuyến cáo.

Những tác nhân gây hại đó có thể là thuốc bảo vệ thực vật, phẩm màu độc hại hoặc các tác nhân vật lý như vi sinh vật, nấm hoặc ký sinh trùng. Bên cạnh đó, đây còn là những thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, không có kiểm định và chứng nhận an toàn của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
HẬU QUẢ CỦA THỰC PHẨM KHÔNG AN TOÀN ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI?
Trong vài năm trở lại đây, thực phẩm bẩn được xem là một trong những chủ đề vô cùng nóng bỏng khi báo chí liên tục đưa các tin liên quan đến nội dung này. Trước những tác hại, hậu quả vô cùng nghiêm trọng sau đây, nhà nước đã kịp thời vào cuộc vào xử phạt rất nhiều tổ chức, cá nhân có hành vi bất nhân như trên:
- Hậu quả trực tiếp và rõ ràng nhất chính là ngộ độc thực phẩm. Đây được xem là một trong những biểu hiện ngộ độc cấp tính thường gặp do ăn phải thức ăn bị nhiễm bẩn phổ biến nhất hiện nay. Với các triệu chứng đi kèm như buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt.

- Với những người nặng hơn do ăn phải thức ăn nhiễm hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật, các triệu chứng thường thấy chính là nhức đầu, chóng mắt, đau cơ, khó thở hoặc nặng hơn có thể dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.
- Về lâu dài, thực phẩm không an toàn có thể dẫn đến các bệnh nặng hơn như ung thư, vô sinh,… ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống chúng ta.
CÓ BAO NHIÊU HÌNH THỨC XỬ LÝ THỰC PHẨM KHÔNG ĐẢM BẢO AN TOÀN?
Trước diễn biến phức tạp của tình trạng thực phẩm bẩn hiện nay, nhà nước đã ban hành một số quy định về việc thu hồi các loại thực phẩm không đảm bảo an toàn, bao gồm:
- Thực phẩm hết thời hạn sử dụng theo bao bì.
- Thực phẩm không phù hợp với kỹ thuật quy chuẩn
- Thực phẩm là các sản phẩm công nghệ chưa được phép lưu hành trên thị trường
- Thực phẩm có dấu hiệu hoặc đã bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, kinh doanh
- Thực phẩm chứa các tác nhân, hóa chất gây hại vượt mức quy định
- Thực phẩm nhập khẩu không đạt tiêu chuẩn về an toàn, gây nguy hại đến sức khỏe con người
Theo đó, các tổ chức hoặc cá nhân khi sản xuất và kinh doanh thực phẩm không đạt yêu cầu sẽ bị xử phạt và chịu trách nhiệm thu hồi, xử lý thực phẩm không đạt yêu cầu về an toàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 55 Luật An toàn thực phẩm như sau:
- Khắc phục các lỗi của sản phẩm như bao bì, nhãn mác
- Chuyển mục đích sử dụng các loại thực phẩm trên
- Tái xuất
- Tiêu hủy tất cả thực phẩm
CHIA SẺ MỘT SỐ KINH NGHIỆM LỰA CHỌN THỰC PHẨM AN TOÀN
Bằng mắt thường, chúng ta sẽ khó nhận ra những loại thực phẩm không an toàn cho sức khỏe của chính bản thân mình. Bởi thực phẩm bẩn với những thủ đoạn tinh vi luôn đánh lừa chúng ta thông qua thị giác. Dưới đây là một số kinh nghiệm chia sẻ giúp bạn tránh xa thực phẩm kém chất lượng đang lưu hành trên thị trường hiện nay.

THỰC PHẨM LÀ RAU QUẢ
Đối với rau củ quả các loại, hãy chọn những loại còn tươi mới, không dập nát và còn nguyên cuống. Kèm theo đó, bạn nên hạn chế lựa chọn những loại thực phẩm mang dấu hiệu héo úa, có mùi lạ và nên bảo quản rau xanh ở ngăn mát tủ lạnh để giữ được độ tươi lâu hơn.
THỰC PHẨM LÀ CÁC SẢN PHẨM TƯƠI SỐNG
Đây được xem là nhóm thực phẩm chức nhiều dưỡng chất cũng như dễ hư hỏng nhất. Khi mua, bạn nên lựa chọn những loại thịt với mang ngoài khô, màu sắc đỏ thẫm hoặc đỏ tươi. Tránh chọn các loại có màu xanh nhạt hoặc vết thâm đen. Theo các mẹ nội trợ, thịt và các thực phẩm tươi sống khác chỉ thực sự ngon khi có độ rắn chắc và độ đàn hồi cao.
THỰC PHẨM LÀ HẢI SẢN
Bằng mắt thường, ta sẽ dễ dàng chọn được ngay những loại cá còn sống và đang bơi trong nước. Tuy nhiên thực tế, tôm cua thường có rất nhiều thuốc kháng sinh bị tiêm vào nên khi chọn lựa, bạn cần lưu ý chọn những con dài, trơn và vỏ sáng. Đối với cá, khi ấn móng tay vào thịt không để lại vết, có độ đàn hồi cao và vảy bám chặt vào thân chính là những con cá tươi ngon nhất. Các loại thủy hải sản khác nếu không có mùi và màu sắc lạ thì đều bình thường và an toàn khi sử dụng.
THỰC PHẨM LÀ ĐỒ ĐÓNG HỘP
Theo bộ Y tế khuyến cáo, với những thực phẩm dạng này chúng ta nên cẩn trọng trong việc chọn lựa bởi chúng có thể là sản phẩm được chế biến từ các chất phụ gia, hóa học độc hại. Hãy chú ý đến thành phần, nguồn gốc xuất xứ cũng như hạn sử dụng in trên bao bì. Tốt nhất, bạn hãy mua chúng ở những cơ sở, cửa hàng uy tín vì đây là những sản phẩm dễ dàng bị đạo nhái, làm giả rất nhiều.
Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn trang bị cho mình cũng như người thân những bữa ăn an toàn và đảm bảo có lợi cho sức khỏe. Câu trả lời cho câu hỏi “Có bao nhiêu hình thức xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn?” đến đây đã tìm được lời giải đáp. Cảm ơn bạn đã theo dõi và đừng quên bỏ túi những kiến thức hữu ích trên.