Tháp chàm Pô Klong Garai hay còn được gọi là Tháp chàm PôKlông Garai, tháp Pô Klong Garai, Po Klaun Garai, tháp Bửu Sơn, thuộc vị trí phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, của tỉnh Ninh Thuận.
Tìm hiểu chi tiết về tháp chàm Pôklông Garai
Theo như truyền thuyết của người Chăm, tháp Poklong Garai đã được Chế Mân (tức vua Jaya Simhavarman III) cho xây dựng nhằm mục đích để thờ phụng Pô Klong Garai – vị vua đã có rất nhiều công trạng dành cho người Chăm trong rất nhiều việc ví dụ như : chống giặc ngoại xâm, khai khá mương, đắp đập giúp cho ruộng đồng luôn tươi tốt… Chính vì những công lao đó mà ông đã được người Chăm coi như một vị vua một vị thượng thần (Shiva) và đã được người Chăm thờ phụng trong tháp chàm Pô Klong Garai cho đến ngày nay.
Tháp Poklong Garai là một kiến trúc quần thể bao gồm có 3 tháp đó là : Tháp chính, tháp lửa và tháp cổng. Công trình kiến trúc của tháp, cho đến điêu khắc đã đạt được đến đỉnh cao của việc xây dựng tổng thể.Di tích kiến trúc của tháp đã được Bộ Văn Hóa xếp vào hạng mục di tích quốc gia vào năm 1979 và còn được Thủ tướng Chính phủ xếp vào hạng mục di tích quốc gia đặc biệt.
Tháp chính hay còn được gọi là Kalan
Tháp chính cao 20 mét, có nhiều lớp, lớp trên là sự lặp lại thu nhỏ của lớp dưới, cho đến đỉnh là cột đá nhọn có biểu tượng Linga. Có một gò đất vuông nhỏ ở góc tháp, có các tượng thần thú bằng đá và hình ngọn lửa bằng gạch gắn ở các góc. Tháp gồm cổng phía đông phía đông, cổng có mái vòm và được đỡ bởi 2 cột đá lớn, trên cột đá có khắc chữ Zhan cổ, phía trên cổng là bức phù điêu thần Shiva đang múa, có 6 tay; ba cửa còn lại là nam, bắc, tây, ba cửa ở các hướng là cửa giả, cột gạch lồi lõm, mỗi cửa giả đều có tượng thần ngồi thiền.
Từ cổng vào bên trái có tượng thần bò Nandin bằng đá, đầu quay mặt về phía tháp. Bên trong tháp có một yoni với chiều dài 1 mét 47 và chiều ngang là 0 mét 94. Trên yoni là một linga hình tròn, và chân dung của vua Poklong Garai được chạm khắc trên đỉnh của cột linga. Bên ngoài, có một hội trường thông với sân, dâng lễ vật từng lớp một.
Phía sau của tháp chính có 1 miếu thờ tượng Kút hoàng hậu, trong sử ghi chép có tên là Tố Lý. Phía bên ngoài vòng thành của phía Nam là quần thể tháp có 1 trụ đá (Linga) cao tầm 2 mét 20. Cũng nằm bên ngoài vòng thành ở phía Đông Bắc quần thể tháp còn có 1 tảng đá bánh ú gồm 3 mặt có chữ trên đó được khắc chữ của Chăm cổ.
Tháp lửa hay còn gọi là Gopura
Phía Nam ở giữa hai tháp chính và tháp nhà là tháp thờ Thần Lửa ( Gopura ), cao tầm 9 mét 31. Tháp lửa có 3 cửa thông với nhau theo 3 hướng lần lượt là Đông, Bắc và Nam, riêng ở phía Nam là cửa sổ. Chức năng chính của tháp là để các tu sĩ Bà la môn và các thầy cúng bày những vật tế lễ và luôn phải giữ ngọn lửa tế. Chính vì vậy, người Chăm gọi đây là Tháp Lửa. Điều đặc biệt nữa là cấu trúc tháp được xây mái theo kiểu dáng hình mái nhà để dễ hình dung thì chúng giống mái nhà rông ở vùng Tây Nguyên hoặc hoa tiết mái nhà như mặt trên trống đồng
Tháp cổng
Phía đông là tháp cổng, cao 8 thước 56, cửa đông tây thông nhau nên gọi là tháp cổng. Tháp đã được chạm trổ rất nhiều những hoa văn với những đường nét hết sức tỉ mỉ. Nơi đây cũng chính là cổng dùng cho việc ra vào để hành lễ, hay cúng tế và cả việc tiếp đón khách của những vị vua khi xưa.
Lễ hội tháp chàm Pôklông Garai ở TP. Phan Rang
Vào các dịp lễ hàng năm, ở di tích tháp chàm Po Klong Garai đều sẽ được tổ chức các lễ hội nhằm việc tưởng nhớ công đức của vị vua Pôklông Garai.Cây me tại tháp chàm Poklong Garai cũng là một điểm nhấn trong quần thể của tháp này. Theo truyền thuyết Chăm kể lại rằng , cây me nơi đây chính là nơi dựa lưng của vua Po Klong Garai lúc vị vua còn trẻ trong một chuyến đi buôn. Lại có một Truyền thuyết khác cho rằng cây me nơi đây chính là một vị thần trấn giữ và bảo vệ đức vua trong chính ngôi tháp cổ này.
Lễ hội tháp chàm Poklong Garai tại Ninh Thuận
Thời gian cụ thể diễn ra các lễ hội như sau :
- Lễ đầu năm: luôn được tổ chức vào tháng Giêng tính theo lịch người Chăm đây được xem là lễ nhằm việc mở cửa tháp chàm Pôklông Garai.
- Lễ cầu mưa: thường được tổ chức vào tháng 4 tính theo lịch người Chăm.
- Lễ hội Katê: đây chính là lễ lớn nhất trong năm của người Chăm tại tháp chàm Pôklông Garai được tổ chức vào tháng 7 tính theo lịch Chăm. Lễ hội Katê được diễn ra trong ba ngày ,những du khách đến du lịch tại Ninh Thuận có thể được thưởng thức những vũ điệu múa quạt, vũ điệu Siva của những cô gái người Chăm và còn rất nhiều hoạt động truyền thống vui chơi khác để thể hiện lòng biết ơn đến vua Poklong Garai.
- Lễ Chabun: đây chính là lễ Cha trong sự tín ngưỡng của người Chăm, được tổ chức thường niên vào tháng 9.
Nếu các bạn có dịp đến Tháp Chàm Poklong Garai vào những thời điểm đang diễn ra lễ hội ,các bạn sẽ được khám phá và biết được thêm rất nhiều những nét văn hóa, tín ngưỡng vô cùng độc đáo của người Chăm Pa. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ rất nồng nhiệt mang đến cho các bạn rất nhiều những hoạt động vui chơi vô cùng thú vị và đặc sắc đấy.
Lời kết
Dù đã trải qua rất những biến cố trong lịch sử và cả sự tàn phá của thời gian, tháp chàm Poklong Garai vẫn lưu giữ trọn vẹn nhất những hiện vật và giá trị truyền thống trong văn hóa người Chăm Pa. Nếu như các bạn có cơ hội đến với Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, các bạn đừng quên hãy dành chút thời gian ghé thăm tháp chàm Pôklông Garai tại Ninh Thuận để khám phá cũng như học hỏi được những nét văn hóa vô cùng độc đáo của dân tộc Chăm Pa Việt Nam ta nhé !