Đất là thuật ngữ chung chỉ các vật chất nằm trên bề mặt Trái Đất. Đất có khả năng hỗ trợ cho sự sinh trưởng của thực vật và là môi trường sinh sống của các dạng sự sống động vật từ các vi sinh vật tới các loài động vật nhỏ.
Nếu không có đất, ngay cả con người cũng không thể duy trì sự sống, xây nhà, trồng cây, …
Đất có vai trò to lớn như vậy. Vậy thì hậu quả ô nhiễm môi trường đất là gì? Con người và các loài sinh vật dưới đất sẽ ra sao? và làm như thế nào để hạn chế ô nhiễm môi trường đất?
VAI TRÒ CỦA ĐẤT TRONG ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
Đất đai không chỉ cung cấp nơi sinh sống cho hàng triệu sinh vật trên Trái Đất mà đất còn là nguồn sống của nhiều môi trường khác như nước, không khí, … Bởi trong đất có rất nhiều thành phần nuôi sống các loài vi sinh vật có lợi cho cây trồng và động vật.
Đất đai có mặt trong tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội. Về góc độ khảo cổ học, đất còn là nơi lưu giữ nhiều hoá thạch bị vùi lấp từ hàng triệu năm trước, giúp ích rất nhiều cho việc nghiên cứu về văn hoá và tiến trình phát triển của loài người.
Như vậy, đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Đất đai là một trong những tài nguyên vô cùng quý giá của con người, là điều kiện cho sự sống của động vật, thực vật và con người trên Trái Đất.
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, đồng thời bị thay đổi các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường, dẫn đến nhiều tác hại tới sức khỏe con người và sự sống của các loài sinh vật khác.
Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người gây ra. Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động khác của tự nhiên có tác động lớn tới môi trường như thiên tai (động đất, núi lửa phun trào, …) hoặc các cuộc kiến tạo của vỏ Trái Đất.
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT LÀ GÌ?
Ô nhiễm môi trường đất là một phần của suy thoái đất do sự xuất hiện của hóa chất xe- no- ba- mel (nhân tạo) hoặc sự thay đổi khác trong môi trường đất tự nhiên.
Nó thường được gây ra bởi các hoạt động trong xây dựng, công nghiệp, hóa chất trong nông nghiệp hoặc do quá trình xử lý chất thải không qua phân loại. Các hóa chất phổ biến nhất gây hại trực tiếp cho môi trường đất là hydrocacbon trong dầu mỏ, hydrocacbon thơm đa nhân, các chất dung môi, thuốc trừ sâu, phân bón hoá học, chì và các kim loại nặng khác, …
Sự ô nhiễm môi trường đất tỉ lệ thuận với mức độ công nghiệp hóa và cường độ sử dụng chất hóa họC. Nỗi lo về ô nhiễm môi trường đất bắt nguồn chủ yếu từ các rủi ro sức khỏe, từ tiếp xúc trực tiếp với đất bị ô nhiễm, hơi nước từ các chất gây ô nhiễm hoặc từ ô nhiễm nguồn nước bên trong và bên dưới đất (nước ngầm).
NGUYÊN NHÂN NÀO DẪN ĐẾN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT?
Có rất nhiều nguyên nhân làm cho môi trường đất bị ô nhiễm. Ô nhiễm môi trường đất có thể được gây ra bởi những yếu tố sau:
- Vi nhựa (là các hạt nhựa có kích thước nhỏ hơn 5mm, phát sinh từ quá trình phân mảnh của rác nhựa, được thải trực tiếp vào môi trường từ các hoạt động như giặt quần áo làm từ sợi tổng hợp, sự cọ xát của lốp xe với mặt đường, các sản phẩm như bột giặt, mỹ phẩm, … hoặc phát sinh từ các vật dụng sử dụng 1 lần như chai nước, túi ni lông, lưới đánh cá …)
- Sự cố tràn dầu.
- Khai thác khoáng sản trong lòng đất và hoạt động của các ngành công nghiệp nặng khác.
- Mưa axit.
- Thâm canh cây trồng gây thoái hóa, xói mòn đất.
- Các loại hóa chất sử dụng trong nông nghiệp như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón …
- Nước mặt bị ô nhiễm ngấm vào đất.
- Đạn dược, tác nhân hóa học và các tác nhân chiến tranh khác, ví dụ như chất độc màu da cam dioxin …
- Chất thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt không qua phân loại, xử lý chôn vùi sâu trong đất.
- Chất thải hạt nhân từ các nhà máy hạt nhân. Chắc hẳn mọi người còn nhớ sự số rò rỉ hạt nhân xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima (Nhật Bản) hồi năm 2011 đã làm cho 16 người bị thương, hàng nghìn người mất chỗ ở phải sơ tán và bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.
- Tro than (chủ yếu là Cacbon và cacbonic)
- Lãng phí điện năng.
…
Ngoài ra, bất kỳ hoạt động nào dẫn đến các hình thức suy thoái đất khác như xói mòn, sạt lở ven sông, đồi núi cao, … đều có thể gián tiếp hạn chế các tác động làm giảm ô nhiễm môi trường đất.
HẬU QUẢ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT LÀ GÌ?
Ô nhiễm môi trường đất không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn làm thay đổi không nhỏ đến hệ sinh thái, để lại những hậu quả khôn lường. Chúng ngăn cản sự chuyển hóa dinh dưỡng của các động vật chân đốt (như giun đất) và các loài vi sinh vật.
Chưa kể, ô nhiễm môi trường đất còn gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của thực vật, giảm năng suất cây trồng.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP LÀM GIẢM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT?
Trước hết và quan trọng nhất là thực hiện các biện pháp tuyên truyền, giáo dục mọi người xung quanh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đất, bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Đưa ra định hướng và có kế hoạch trồng nhiều cây xanh, phủ lên đất trống đồi trọc.
Bên cạnh đó không thể bỏ qua các chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường đất bền vững.
Bảo vệ môi trường đất là trách nhiệm của cả cộng đồng. Nhận thức được những hậu quả ô nhiễm môi trường đất có thể ảnh hưởng đáng kể như thế nào đến cuộc sống của con người cũng như các loài sinh vật khác, hy vọng rằng mỗi chúng ta sẽ có hành động tích cực hơn để bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này!